Thị trường văn phòng phẩm Việt Nam rất phong phú về cả kiểu dáng và chất lượng. Riêng các mặt hàng thông dụng như vở, giấy, bút chì, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy hàng trăm chủng loại khác nhau của hàng chục nhà sản xuất trong nước. Phải nói rằng trên thị trường văn phòng phẩm, thiết bị văn phòng trường học ngày càng phong phú, đa dạng.
Qua khảo sát thị trường, giá cả văn phòng phẩm có tăng tuy không nhiều, từ 5-15% vì lý do giá giấy nguyên liệu tăng cao, chi phí vận chuyển và các chi phí khác cũng đều đồng loạt tăng giá. Cặp sách học sinh giá trung bình từ 150 đến 350 nghìn đồng/chiếc. Các loại tập vở cũng đều tăng giá tùy theo độ dày của giấy và số trang. Các loại bút viết của các công ty văn phòng phẩm trong nước tuy giá cao hơn chút ít song vẫn được đông đảo người tiêu dùng đón nhận bởi chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Riêng lĩnh vực thiết bị văn phòng trường học, văn phòng phẩm, sản phẩm vừa đa dạng, khai thác nhiều tính năng, phù hợp với nhiều lứa tuổi mà chất lượng lại đảm bảo. Tuy nhiên, lĩnh vực văn phòng phẩm hiện nay đã phát triển rất mạnh. Chúng ta có thể thấy nhà sách rất nhiều, các công ty cung cấp văn phòng phẩm cũng rất nhiều. Như vậy, ta phải làm như thế nào để có thể cạnh tranh được với thị trường? Sau đây là một số gợi ý một số kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm:
1. Ý tưởng kinh doanh: Cần có một ý tưởng mới so với các đối thủ xung quanh. Ví dụ: Cửa hàng bán sách bên cạnh có cách bố trí sản phẩm không bắt mắt thì ta phải có kế hoạch trang trí, bố trí sản phẩm bắt mắt hơn, khoa học hơn, đẹp hơn, dễ tìm dễ thấy, dễ lấy, dễ mua hơn. Nếu cửa hàng bên cạnh có hạn chế trong việc tiếp xúc, giao tiếp với khách hàng thì ta phải xây dựng một đội ngủ nhân viên chuyên nghiệp, có kỹ năng bán hàng, tác phong chuyên nghiệp, biết tư vấn, biết bán hàng… Ví dụ như cửa hàng bên cạnh bày bán không đa dạng sản phẩm thì bạn sẽ đa dạng sản phẩm, sản phẩm mới, đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng…
2. Địa điểm bán hàng: Nghiên cứu kỹ về địa điểm kinh doanh. Nếu có thể lựa chọn địa điểm nằm gần trường học, siêu thị, trung tâm thương mại, công ty… sẽ là lợi thế.
a. Đối với cửa hàng sách & văn phòng phẩm:
Cần phải có vị trí dẹp, rộng rãi, có diện tích để giữ xe, nằm đối diện trường học hoặc ngay trung tâm dân cư. Diện tích mặt bằng khoảng 40-100m2, Chiều rộng mặt tiền càng rộng càng tốt, chiều dài mặt tiền không nên quá dài. Nếu chiều rộng 4 mét thì chiều dài khoảng 15 mét. Nếu chúng ta kinh doanh kết hợp với quà tặng chuyên các loại sách..hoặc thêm tạp hóa phẩm… thì diện tích mặt bằng phải 200m2:
- Chi tiết: sách giáo khoa, sách tham khảo …. chiếm diện tích: 50%
- Bút viết, đồ dùng học sinh 7%
- File bìa hồ sơ & đồ dùng văn phòng 8%
- Quà lưu niệm: 20%
- Đồ chơi trẻ em & khác 15%
b. Đối với cửa hàng văn phòng phẩm chuyên cung cấp cho các cơ quan:
Vị trí mặt tiền thì quá tốt, tuy nhiên vị trí mặt tiền thì sẽ lãng phí vì cửa hàng văn phòng phẩm cung cấp cho các cơ quan thì rất ít khách hàng vãn lai mà đa phần là đối tượng khách hàng Cơ quan, công ty có nhu cầu văn phòng phẩm, thường là bán hàng trực tiếp hoặc bán hàng thông qua các phương tiện truyền thông. Vì vậy vị trí mặt bằng không cần đẹp để giảm bớt chi phí, chỉ cần diện tích mặt bằng rộng vì hàng văn phòng phẩm rất nhiều và cồng kềnh. Cụ thể như giấy photo, giấy in, bìa, file hồ sơ, kệ nhự văn phòng, giấy vệ sinh….. Diện tích khoảng 70-100m2.
3. Cơ sở vật chất: Nếu là cửa hàng bán lẻ thì cách bài trí sản phẩm sẽ rất cần thiết và quan trọng. Bạn cần thiết kế tủ kệ phù hợp để trưng bày, đảm bảo mục tiêu dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ mua. Đối với cửa hàng nhỏ bạn nên có 2 giá chạy dài bên cạnh tường nhà, một giá ở đằng sau, và một giá ở giữa nhà, tùy từng nhà ta có thể để thành nhiều giá nhưng mỗi giá các bạn lên để tầm 1.5m- 2m vì sau này mình vận chuyển cho dễ. Tủ kính đựng văn phòng phẩm có thể để ở giữa nhà hoặc trước cửa.
4. Nhân sự và pháp lý:
Tuyển người: Với cửa hàng văn phòng phẩm có quy mô nhỏ, chỉ cần tuyển một quản lý, một kế toán – thu ngân và khoảng hai nhân viên kinh doanh, sau này có thể tuyển thêm nhân viên tùy theo sự phát triển của cửa hàng văn phòng phẩm. Cần có những con người chuyên nghiệp, ý thức và biết suy nghị lo lắng cho cửa hàng của bạn. ví dụ: tác phong luôn vui vẻ với khách hàng, biết chăm sóc, vệ sinh hàng hóa, biết lắng nghe…
Bạn là người khởi nghiệp phải nghiên cứu kỹ về nguồn hàng và tập khách hàng mục tiêu trước khi bắt tay vào kinh doanh.
Pháp lý: sau khi đã có được mặt bằng, bạn cần đến phường, xã nơi bạn định mở cửa hàng làm giấy phép kinh doanh. Cửa hàng chỉ đóng thuế khoán dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.
5. Công cụ quản lý: Vì các mặt hàng văn phòng phẩm rất đa dạng về chủng loại, kiểu dáng cũng như màu sắc, nên để dễ dàng quản lý bạn hãy sử dụng bạn có thể cần đến một giải pháp để quản lý cửa hàng hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn, không mất nhiều thời gian trong việc cộng sổ sách (nhiều khi không chính xác), mất thời gian trong việc kiểm kê hàng hóa. Một phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp sẽ giúp nắm bắt thông tin về lượng hàng tồn kho, theo dõi doanh thu, lãi lỗ chính xác, thanh toán nhanh cho khách hàng để giải phóng hàng đợi thanh toán, bán hàng chính xác giá – không nhầm lẫn giá cả, quản lý nhân viên từ xa khi không có mặt tại cửa hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu của cửa hàng…
6. Nhà cung cấp: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng và hàng hóa được ưa chuộng trên thị trường như: Máy tính Casio, Vinacal, Đông A, Văn phòng phẩm GSTAR, Văn phòng phẩm Horse, dụng cụ học sinh WinQ, Queen, bút viết UNI, bút viết MG, văn phòng phẩm Deli, tập vở Tương Lai (Future Book), tập vở Hải Tiến, văn phòng phẩm Hand, Marco, kệ, rổ nhựa Mica Xukiva…..Bút Thiên Long, file bìa hồ sơ Flexoffice của tập đoàn Thiên Long. Nếu ở Hà Nội phố Chả cá tập trung nhiều cửa hàng văn phòng phẩm bán buôn, giá rẻ.
7. Vốn:
– Vốn đầu tư ban đầu từ 70 -100 triệu dùng cho mô hình cửa hàng 20m2 – 40m2, dùng cho:
- Đặt cọc thuê mặt bằng;
- Sửa chữa, trang trí cửa hàng;
- Trang bị bàn ghế, tủ kệ;
- Các thiết bị, công cụ, dụng cụ , …;
- Phần mềm quản lý bán hàng và các thiết bị mã vạch
- Vốn dự phòng cho ít nhất 3 tháng đầu kinh doanh
Do vốn ít cần phải tích lũy, tái đầu tư vào hàng hóa để càng ngày càng đa dạng. Quá trình tích lũy khoảng 3-5 năm chắc chắn cửa hàng của bạn sẽ lớn mạnh và có vị thế trên thị trường.
– Vốn kinh doanh 200tr đồng cho mô hình 100 m2 trở lên:
Đây là hệ thống của bang bán lẻ văn phòng phẩm phổ biết hiện tại.Nên hàng hóa tương đối đa dạng, có bán kèm theo nhiều nhóm hàng như quà lưu niệm, đồ chơi trẻ em. Có những cửa hàng gần với các cơ quan nhà nước hoặc gần sinh viên thì có thêm photocopy…. Diện tích mặt bằng rộng khoảng 5m, sâu 15-20 mét.
– Vốn kinh doanh 2 tỷ đồng: Đây là nhưng siêu thị bán lẻ tầm trung. Có bày bán rất nhiều sách giáo khoa, sách tham khảo, sách bài tập, sách hướng dẫn. diện tích trưng bày sách chiếm khoảng 50% tổng diện tích.
Diện tích còn lại là đồ dùng văn phòng, dụng cụ học sinh, quà lưu niệm, đồ chơi trẻ em…… Có cửa hàng còn kinh doanh thêm tạp hóa phẩm, đồ dùng cho gia đình.
Chúc bạn thành công!